Yan Can Cook Đến Thăm Xưởng Sản Xuất Nước Mắm Tại Phan Thiết

Chúng tôi vinh dự đón tiếp ông Martin Yan (Yan Can Cook) đã đến tìm hiểu sản phẩm truyền thống thực phẩm Việt Nam

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Khoái khẩu với răng mực chiên nước mắm

Khoái khẩu với răng mực chiên nước mắm

Răng mực chiên nước mắm là một trong những món ngon được chế biến từ răng mực, được rất nhiều người ưa thích.

răng mực chiên nước mắm
răng mực chiên nước mắm
Đến du lịch tại Phan Thiết, thực khách sẽ tò mò, thích thú với món ăn có tên gọi là răng mựcchiên nước mắm. Thực ra, đây là một đặc sản rất nổi tiếng của thành phố ven biển này. Răng mực thực chất là những cục tròn tròn, nhỏ bằng đầu ngón tay trên phần đầu mực mà nhiều người thường lầm tưởng là mắt mực hay miệng mực.
Những chiếc răng mực tròn tròn, bé xíu bằng đầu ngón tay được ướp nước mắm và chiên giòn tỏa mùi thơm thật hấp dẫn và quyến rũ.
răng mực
răng mực
 Người dân ở đây thường chế biến nhiều món ăn chơi ngon miệng từ răng mực như nướng, xào bơ tỏi, chiên bột… và dĩ nhiên là không thể thiếu món răng mực chiên nước mắm. Trong những cách chế biến trên thì răng mực chiên nước mắm được nhiều người ưa thích. Những chiếc răng mực bé xíu được ướp gia vị và chiên giòn với nước mắm làm cho món ăn trở nên đậm đà thơm ngon.
Chế biến món này rất đơn giản, những chiếc răng mực được rửa sạch, ướp gia vị và đem chiên giòn. Sau đó, răng mực lại được cho lên chảo, chiên lại với nước mắm đã pha sẵn, khi răng mực chuyển sang màu vàng cùng hương thơm ngào ngạt là bạn có thể vớt ra và thưởng thức.
răng mực ăn kèm với tương ớt
răng mực ăn kèm với tương ớt
Món răng mực chiên nước mắm sẽ thêm đậm đà khi bạn ăn kèm với tương ớt, chấm một cái răng mực vào chén tương ớt và cho vào miệng. Vị giòn, ngọt của răng mực, cái cay cay của tương ớt, hương thơm thoang thoảng của nước mắm tất cả hòa quyện vào nhau đem lại cho bạn một cảm giác rất thú vị, ngon miệng ăn hoài không thấy ngán.

Cá Chim Chiên Nước Mắm

Cá Chim Chiên Nước Mắm


Món cá chiên thông thường khiến bạn dễ ngán, hãy thử đổi vị với cá chiên nước mắm với vị chua cay mặn ngọt hài hòa ngon tuyệt này nhé!

ca chim 300x225 Cá chim chiên nước mắm
Cá chim chiên nước mắm
Nguyên liệu:
- 1 con cá chim (nhà mình 3 người ăn hết 1 con cá chim nặng khoảng 800g)
- Nước mắm, dấm, đường, tỏi, ớt, nước lọc.
Cách làm:
Cá chim làm sạch, rửa và để ráo. Cho dầu vào chảo, dầu nóng thả cá vào chiên vàng hai mặt:
Pha nước mắm với:  đường : mắm : nước lọc : dấm với tỉ lệ tương ứng là 1:1:1:0.5 rất vừa ăn, thêm một chút tỏi và ớt bằm.
Khi cá đã vàng mặt hoặc giòn, đổ nước mắm đã pha vào và đun nhỏ lửa cho nước mắm ngấm vào cá:
Trong khi đun cá các bạn nhớ lật cá để nước mắm ngấm đều hai bên nhé, đun đến khi nước mắm chỉ còn lại một chút sệt sệt là được. Món này ăn với cơm nóng thì ngon lắm.
Nếu thích các bạn có thể pha dư chút nước mắm ở bước trên và để lại chấm cùng cá khi ăn nhé!

Hến chiên nước mắm

Hến chiên nước mắm



Đây là một biến tấu khá lạ miệng từ nguyên liệu quen thuộc này. Những con hến sau khi luộc chín, được đãi sạch vỏ và để ráo nước. Đặt chảo lên bếp, phi thơm dầu với ít tỏi băm, cho hến vào chiên hơi săn lại. Tiếp đến cho hành tây thái múi cau, ớt thái lát vào trộn đều. Pha chén nước mắm tỏi ớt vừa ăn, khi hành tây vừa chín thì rưới nước mắm lên hến và đảo đều, để lửa nhỏ cho hến thấm gia vị, món ăn dậy mùi thơm nức là được. Trong những buổi chiều trở gió, được ngồi ăn chén cơm nóng với đĩa hến chiên nước mắm thì không còn gì bằng. Đặc biệt khi kết hợp với bánh đa nướng lại trở thành món lai rai rất khoái khẩu của cánh đàn ông.

Khánh Hòa

Theo VNE

Cơm tối dân dã với đậu chiên nước mắm

Cơm tối dân dã với đậu chiên nước mắm

Món đậu chiên nước mắm nghe có vẻ đơn giản nhưng ăn rất ngon với vị béo của đậu, thấm chút nước mắm mặn ngọt thơm chút mỡ hành, ăn thật ngon và hấp dẫn!


Cơm tối dân dã với đậu chiên nước mắm 1

Cơm tối dân dã với đậu chiên nước mắm 2

Cơm tối dân dã với đậu chiên nước mắm 3

Để làm món đậu chiên nước mắm bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau:
- 1 bìa đậu phụ chiên (bạn có thể dùng đậu phụ trắng)
- Vài cọng hành lá
- Gia vị: nước mắm, đường.
Cơm tối dân dã với đậu chiên nước mắm 4
Cơm tối dân dã với đậu chiên nước mắm 5Cơm tối dân dã với đậu chiên nước mắm 6

Dùng khăn giấy lau sơ miếng đậu cho sạch, cắt đậu thành những lát dày khoảng 5-7mm.

Cơm tối dân dã với đậu chiên nước mắm 7

Hành lá rửa sạch, để ráo, cắt nhỏ.
Cơm tối dân dã với đậu chiên nước mắm 8Cơm tối dân dã với đậu chiên nước mắm 9

Pha 1 muỗng canh nước mắm vào bát với 1-2 muỗng cà phê đường và 1 muỗng canh nước ấm, khuấy cho tan đường. Bạn có thể điều chỉnh nước chấm sao cho hơi ngọt ngọt, mặn mặn tuỳ theo khẩu vị của gia đình.
Cơm tối dân dã với đậu chiên nước mắm 10Cơm tối dân dã với đậu chiên nước mắm 11

Làm nóng chảo trên bếp với nhiều dầu ăn, thả từng miếng đậu phụ vào chiên sao cho vàng đều 2 mặt.
Cơm tối dân dã với đậu chiên nước mắm 12Cơm tối dân dã với đậu chiên nước mắm 13

Khi đậu đã vàng đều, vớt đậu ra, thả ngay vào chén nước mắm, lăn đều 2 mặt cho đậu thấm gia vị, rồi xếp ra đĩa. Làm cho đến hết chỗ đậu. 

Cơm tối dân dã với đậu chiên nước mắm 14

Phần dầu còn dư nếu nhiều quá thì bạn có thể chắt bớt dầu, chỉ chừa lại 1 ít, và chờ cho dầu bớt nóng, bạn thả hành lá đã cắt vào và múc lên từng miếng đậu. 
Cơm tối dân dã với đậu chiên nước mắm 15
Món đậu chiên nước mắm nghe có vẻ đơn giản nhưng ăn rất ngon với vị béo của đậu, thấm chút nước mắm mặn ngọt thơm chút mỡ hành, ăn thật ngon và hấp dẫn! Nếu bất chợt có khách và cần bổ sung thêm vài món ăn thì món đậu phụ chiên nước mắm này là ý tưởng hay cho bạn bởi chỉ cần vài thứ nguyên liệu có sẵn, chỉ cần vài phút bạn có thể hoàn thành một món ăn dân dã mà ngon.
Cơm tối dân dã với đậu chiên nước mắm 16
Chúc các bạn thành công và ngon miệng với món đậu chiên nước mắm này nhé!
                                                  Ngân ngân.ảnh:aFamily.vn - theo trí thức trẻ

Nước mắm Nhị Lộc 20 đạm hiệu Con Cá Vàng


Nước mắm Nhị Lộc 20 đạm hiệu Con Cá Vàng


Mã sản phẩm:Thủy tinh
Nguyên liệu:Cá cơm
Dung lượng:500ml,300ml...
Tên sản phẩm:Nhị Lộc (thùng 6 chai)
Số lượng:
Giá tiền:

Mô tả:

NƯỚC MẮM 20 ĐẠM
Với nhãn hiệu  NHỊ LỘC
 Nguyên liệu chính gồm :
Nguyên liệu làm bằng cá và muối  :
   là lọai cá cơm sọc than lớn , tươi
Muối : là lọai muối sạch , trắng có hàm lượng NaCl > 90 %
Công Ty không sử dụng các lọai cá tạp khác để chế biến nước mắm 20 đạm, chỉ sử dụng lọai cá cơm, tạo cho sản phẩm có màu đỏ đẹp, mùi thơm đặc trưng.
Dụng cụ chế biến nước mắm gồm những thùng gỗ, bể, mái, lu sành…, có nắp đậy, tránh bụi, ruồi nhặng. Sau thời gian > 12 tháng, mắm đã được ủ chín, hàm lượng Protid đã được phân giải hòan tòan thành Đạm Amin, thì tiến hành kéo rút. Nước mắm được nhỉ từng giọt từng giọt, sóng sánh, màu vàng rơm , qua hệ thống lắng lọc 3 lần , mới tiến hành đóng chai.
 

Sản phẩm nước mắm 20 đạm của Công Ty có ưu thế hơn dựa vào :
- Chất lượng đảm bảo theo TCVN- 1993, theo Chứng Nhận Tiêu Chuẩn Sản Phẩm Số 62/2007/YTBTh- CNTC của Sở Y Tế Bình Thuận
- Chất lượng nước mắm đảm bảo đúng hàm lượng ghi trên nhãn , là sản phẩm thật.
- Đảm bảo an tòan vệ sinh thực phẩm, không có hóa chất bảo quản , không có ure gây hại
- Thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa, kiểu dáng công nghiệp đã được đăng ký độc quyền tại Cục Sở Hữu Trí Tuệ
* Đây là sản phẩm sản xuất theo quy trình tự nhiên, với số lượng không nhiều vì rất khó tạo ra sản phẩm nước mắm 20 0 N. Vì vậy có thể nói đây là sản phẩm độc đáo đại diện cho tinh túy của nước mắm Phan Thiết nói riêng và Việt Nam nói chung. Có thể nói đây là niềm tự hào của nước mắm hiệu “Con cá Vàng” mang nhãn hiệu “NHỊ LỘC”, nó mang đến cho người tiêu dùng giá trị đích thực của một sản phẩm nước mắm truyền thống, đồng thời cũng mang lại một giá trị dinh dưỡng rất cao cho người tiêu dùng, nhất là đối với trẻ em trong những bữa ăn hàng ngày
 Cách sử dụng :
- Nước mắm cốt 20 đạm được dùng để chấm với thịt, cá, rau
- Được dùng để ăn sống ,  dùng trong nấu nướng ( qua nhiệt )
Cách bảo quản :
- Nước mắm chứa trong chai, khi sử dụng xong phải đậy nắp kín
- Nước mắm muốn được bảo quản lâu, dụng cụ chứa bằng chai thủy tinh là tốt nhất

cá bóp chiên nước mắm

cá bóp chiên nước mắm

Cá bóp cắt lát, rửa sạch, để ráo nước. Sau đó, bắc chảo dầu nóng, đập tép tỏi bỏ vào tao cho thơm, rồi bỏ cá vào cho đến khi mặt cá vàng đều thì gắp ra đĩa. Khâu làm nước mắm quyết định “đẳng cấp” của món này.
39
Mắm làm theo kiểu chua ngọt với ớt, tỏi, gừng giã nhuyễn và gia vị vừa ăn, không quá mặn hay lạt. Kế tiếp phi hành mỡ cho thơm rồi rưới đều lên lát cá, đổ tiếp nước mắm lên là có món cá bóp chiên nước mắm hấp dẫn. Nếu đãi khách thì trang trí vài lát ớt, cọng ngò cho bắt mắt.
Cá bóp chiên nước mắm ăn bằng cách cuốn với bánh tráng, rau sống hoặc ăn với bún tươi. Thịt cá bóp trắng, ngọt, dai, đặc biệt lớp da dầy, dẻo, ăn béo và không tanh. Muốn tạo thêm hương vị độc đáo, có thể làm thêm chén mắm me để chấm.

theo: tapchiamthuc

Nước mắm Phan Thiết

Nước mắm Phan Thiết


Nước mắm Phan Thiết là một thương hiệu nước mắm (nước cốt chiết xuất từ cá ngâm muối) ngon của tỉnh Bình Thuận, tỉnh cực nam của miền Trung Việt Nam. Nước mắm ở Phan Thiết được xếp vào loại "lão làng" và đã có mặt ở hầu hết tại các thị trường trong nước. Nước mắm ở đây đã có từ thời Phan Thiết có tên là Tổng Đức Thắng (1809). Những nhà làm nước mắm khi đó đã làm được nhiều nước mắm và bán ở Đàng Ngoài.
35

ước mắm Phan Thiết chủ yếu được làm từ cá cơm và muối hạt. Có nhiều loại cá cơm như cá cơm sọc tiêu, cơm than, cơm đỏ, sọc phấn, phấn chì, cơm lép... nhưng ngon nhất là cá cơm than và sọc tiêu. Cá cơm, xuất hiện từ tháng tư cho đến tháng tám âm lịch, là loại cá nhỏ, con to chỉ bằng ngón tay út hay bằng chiếc đũa, nhưng phân rã thành mắm nhanh, nên thời gian thành nước mắm cũng ngắn. Tuy nhiên, nhiều nhà làm nước mắm lâu năm cho biết chất lượng còn phụ thuộc vào thời gian đánh bắt cá, nhất là cá tháng tám, con nào cũng đều béo mập thì nước mắm mới ngon và đạt độ đạm cao nhất.

36
Làm nước mắm ngon cũng là một nghệ thuật. Theo thời gian, chất nước cá ứ ra được đưa ra ngoài theo một lỗ được đục ở đáy thùng xuống thùng hứng. Nước mắm không lấy một lần mà phải lọc đi lọc lại nhiều lần. Từ thùng hứng chuyển lại thùng mắm cái để nước mắm thấm qua lớp cá rồi đi ra thùng hứng như cũ. Việc làm xoay vần như thế và mỗi ngày làm một lần. Chừng năm hôm sau là nước "chín", tức đã thành nước mắm.

Nước mắm có thể phân loại thành: "nước bổi", "nước đục" và "nước nhỉ". Nước bổi là nước muối, rửa cá lúc cá còn tươi. Nước đục là nước bổi đã đi qua lớp cá đã muối, màu nước đục nhưng vị đã ngon. Nước ép, hay nước nhỉ, là nước đục đưa vào thùng mắm cái, đóng lù lại vài ba hôm rồi cho mắm rỉ ra từng giọt, phải mất mươi hôm mới lấy hết nước. Đây là tinh hoa của nghề làm nước mắm. Nước trong veo màu hổ phách toả ra mùi thơm phức, có độ đạm 30 độ. Người ta đánh giá chất lượng nước mắm bằng cách ngửi, nếm hay ăn thử.

theo: khachsanphanthiet

Hình ảnh vài loại nước chấm .

Hình ảnh vài loại nước chấm .


CÁC LOẠI NƯỚC CHẤM


Thứ nước chấm quan trọng nhất của người Việt là nước mắm. Nước mắm còn được dùng để nêm nếm thức ăn trong quá trình chế biến nữa. Trong mỗi bữa ăn, mâm cơm người Việt có một chén nước mắm ở chính giữa. Nếu đi xa, bạn sẽ cảm thấy nhớ cái hương vị mằn mặn cay cay của chén nước mắm ớt quê nhà.

Nước mắm sống (nước mắm nguyên chất)

Nước mắm sống ớt


Nước mắm pha ớt (nước mắm pha là nước mắm sống pha với nước lã, đường, chanh)

Nước mắm Me (ăn với cá lóc nướng trui)

Nước mắm gừng (dùng với thịt vịt)

Nước mắm đường (dùng chấm xoài tượng)

Nước tương (thường dùng chấm mực xào, ăn mì)

Nước tương có ớt

Tương đen (thường chấm bò bía hay dùng ăn phở)

Tương đỏ (dùng ăn phở)

Mắm ruốc (thường chấm cóc xanh)

Mắm nêm (thường dùng khi ăn bánh tráng cuốn cá lóc…)

Muối ớt, muối tôm (nếu muối trắng thường chấm với dưa hấu, thơm, mãng cầu xiêm thì muối ớt lại chấm với cóc xanh, ổi)

Muối tiêu chanh (sử dụng khi ăn tôm luộc, nếu chấm với hột vịt lộn hay sò huyết thì không có thêm chanh)

Chao (chấm với dưa leo)

Nước cốt dừa (dùng chan cho tất cả các loại chè)
Nguyễn Hà Phương Anh