Không thể thiếu Nước mắm trong các món ngon Việt
Những món ăn thiên về chiên, luộc hoặc nướng như rau luộc, thịt nướng, cá chiên, thịt quay,… thường không thể thiếu chénnước mắm kèm ớt, có thêm vài giọt chanh hoặc nước mắm pha ngọt, tùy theo khẩu vị người ăn. Để pha chế nước mắm ngon, bạn nên dùng chanh tươi thay vì giấm để tăng độ trong cũng như cảm giác ngon miệng khi ăn, vị thơm của tỏi, độ ngọt của đường cũng không thể thiếu của chén nước mắm vừa mặn, vừa hơi chua, lại ngọt thơm của cá.
Hiện nay, ở nước ta xuất hiện nhiều thương hiệu nước mắm như: Mê Kông, Phan Thiết, Phú Quốc… Tuy nhiên, nhãn hiệu nước mắm được giới sành ăn chọn lựa vẫn là nước mắm Phú Quốc và nước mắm Phan Thiết.
Mỗi ngày, nhu cầu cơ thể con người cần đáp ứng từ 80 đến 100gr chất đạm, trong khi đó nhu cầu chung của một cơ thể về đạm động vật phải chiếm từ 50 đến 60gr. Nước mắm vốn có giá trị dinh dưỡng cao nhờ tập trung một số lượng lớn các chất đạm có nguồn gốc động vật, theo đơn vị khối lượng cùng một bộ phận axít amin cần thiết và không thể thay thế được.
Người ta đã tìm thấy trong nước mắm có những chất cần thiết rất hữu ích đối với sự phát triển của cơ thể con người, các chất vitamin hòa tan trong mỡ, các nguyên tố vi lượng… Đặc biệt, trong các vitamin có trong nước mắm từ cá, chất methionin có hàm lượng cao hơn so với prôtit có gốc động vật khác.
Ngoài ra, trong nước mắm còn chứa nhiều vitamin thuộc nhóm B như B1, B2, B6… chất khoáng, các yếu tố vi lượng và đa vi lượng như muối i-ốt, phốt pho, kali, sắt, canxi, đồng… Do nước mắm được chế biến từ cá nên có lượng prôtít cao hơn hoặc tương đương so với các loại gia súc khác, và dễ đồng hóa hơn.
Ở trẻ em, việc bổ sung nước mắm từ cá biển còn thúc đẩy quá trình phát triển và cấu tạo răng bền vững, điều này rất cần thiết cho việc cấu tạo răng sữa và răng vĩnh viễn của trẻ về sau. Với trẻ đến tuổi ăn dặm, để khuyến khích thay đổi khẩu vị có thể cho trẻ ăn thêm cơm tán nhuyễn có pha chút nước mắm nhằm tăng cường thêm dưỡng chất, giúp cứng xương.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét