Yan Can Cook Đến Thăm Xưởng Sản Xuất Nước Mắm Tại Phan Thiết

Chúng tôi vinh dự đón tiếp ông Martin Yan (Yan Can Cook) đã đến tìm hiểu sản phẩm truyền thống thực phẩm Việt Nam

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Điểm danh 9 món ăn tuyệt ngon của ẩm thực Thái Lan

Điểm danh 9 món ăn tuyệt ngon của ẩm thực Thái Lan

Ẩm thực Thái Lan là một trong những yếu tố thu hút khách du lịch đến với đất nước này. Cùng điểm danh những món ăn ngon và nổi tiếng nhất của xứ sở chùa Vàng.
Ẩm thực Thái Lan là sự hòa trộn tinh tế của thảo dược, gia vị và thực phẩm tươi sống với những phong cách nấu nướng đặc biệt. Mỗi món ăn đều có sự phối trộn tinh tế giữa vị cay, chua, ngọt và đắng.
1. Pad Thái
Một trong những món ăn nổi tiếng và phổ biến nhất của xứ sở chùa Vàng là pad Thái, hay còn có thể hiểu là bún xào. Nguyên liệu của món ăn này gồm có mì xào trộn trứng, đậu phộng, tôm khô, đậu phụ, sốt me, đậu, đôi khi có kèm với tôm hoặc mực.


Pad Thái được xem là một trong những món ăn quốc gia của Thái Lan. Những quầy hàng ở phố Khao San là điểm bán Pad Thái được nhiều khách hàng yêu thích.

2. Gỏi đu đủ (Som Tum Thái)
Som Tum hay còn gọi là gỏi đu đủ Thái là một loại gỏi cay với nguyên liệu chính là đu đủ xanh bào sợi. Món ăn này được đánh giá là có đầy đủ các vị cơ bản của ẩm thực Thái Lan: vị chua của chanh, vị cay của ớt, vị mặn của nước mắm và vị ngọt của đường thốt nốt.

Theo truyền thống, một đĩa gỏi đu đủ Thái điển hình sẽ bao gồm đu đủ bào sợi, đậu đũa, dưa chuột xắt lát, ớt khô Thái, rau húng quế Thái, nước cốt chanh và lạc rang, ớt, tỏi giã nhỏ…

 Tên của món ăn này có nghĩa là “món giã có vị chua” do các loại gia vị được cho vào cối giã nhuyễn trước khi đem trộn.
Bí quyết làm món Som Tum giòn là đu đủ sau khi gọt vỏ phải bằm bằng dao theo chiều dọc rồi mới xắt sợi. Bạn có thể thưởng thức món ăn này ở khắp các đường phố Bangkok nhưng ngon nhất phải kể đến Phaholyothin Soi 7 – một con đường luôn tấp nập các xe bán thức ăn đường phố.

3. Tom Yum
Tom Yum là tên của một loại canh chua cay của Thái đã trở nên nổi tiếng trên khắp thế giới. Món ăn này được làm từ những con tôm tươi ngon nhất cùng những loại gia vị và rau thơm có vị cay nồng và chua đặc trưng rất Thái .

Để nước canh được đặc và thơm, người Thái hay thêm nước cốt dừa vào canh. Tom Yum không thể thiếu được một ít lá ngò tươi xắt nhuyễn rắc lên trên. Lá ngò vừa giúp tăng thêm hương vị thơm ngon, vừa đóng vai trò như một sự cân bằng về màu sắc để món ăn được hoàn thiện cả về hương vị lẫn hình thức.

Người phương Tây "hâm mộ" Tom Yum bởi hương vị chua cay khó quên của nó. Canh Tom Yum ăn ngon nhất là khi còn nóng. Vị chua cay đặc trưng, mùi thơm của lá chanh và các loại gia vị khác sẽ làm bạn khó quên.
4. Cà ri xanh đỏ
Cà ri là một món ăn rất phổ biến ở Thái Lan, trong đó nổi tiếng nhất là cà ri xanh và cà ri đỏ. Khác với cà ri Ấn Độ, cà ri Thái có vị béo và thơm nhẹ của nước cốt dừa và không quá nồng mùi quế hồi. Món này thường được nấu chung với nhiều loại rau như măng tre, cà tím, lá chanh, ớt xanh, hành tỏi, riềng cùng các loại thịt bò, gà hoặc hải sản…
Cà ri đỏ là món ăn cực kỳ cay, thường được nấu bằng ức gà phi lê kết hợp với một ít cà ri đỏ kem, nước sốt đậu phộng nghiền và đương nhiên rất nhiều ớt. Món cà ri đỏ thường được dùng với cơm trắng.

Nếu bạn không ăn được cay, cà ri xanh sẽ là lựa chọn phù hợp. Ớt đương nhiên là thành phần không thể thiếu nhưng đã được giảm đi rất nhiều. Ngoài nước cốt dừa, cà ri xanh còn có sự góp mặt của húng quế, rau mùi… cũng như nhiều loại rau gia vị khác.

Cà ri xanh Thái Lan có thể được nấu cùng mọi loại thịt, nhưng phổ biến nhất là thịt bò, thịt heo, gà và cá viên. Món này thường được ăn kèm với gạo hoặc với bún sợi tròn khanom chin.
5. Lẩu Thái
Lẩu Thái là một món ăn hương vị rất ngon và rất dễ “ghiền”, được nhiều thực khách ưa chuộng. Lẩu Thái không thể thiếu vị cay của ớt tươi, vị thơm của lá chanh, gừng tươi và một chút vị ngọt của đường. Nguyên liệu chính của lẩu Thái là hải sản như cua biển, mực tươi, sò điệp, tôm sú, cá chẻm, nấm rơm, cà chua, ớt tươi, ngò, tỏi, hành, lá chanh, sả…

Nước lẩu Thái là sự kết hợp của nhiều hương vị bao gồm vị chua đặc trưng, vị ngọt từ nước hầm, một chút cay của gừng, ớt, vị nồng của tiêu, vị ngọt của đường. Một nồi lẩu Thái được chế biến rất công phu và trình bày đẹp mắt.

6. Xôi xoài
Đây là một trong những món ăn đường phố rất nổi tiếng ở Thái Lan. Người dân xứ chùa Vàng ăn xôi xoài như một món tráng miệng. Vị chua nhẹ của xoài sẽ giúp trung hòa vị ngọt và béo của nước cốt dừa, tạo nên hương vị khó quên cho món ăn này.

Muốn có một đĩa xôi ngon, người nấu phải trải qua rất nhiều bước kì công. Gạo nấu xôi phải là loại nếp ngon, đều hạt, ngâm qua đêm cho mềm trước khi nấu. Bí quyết để xôi dẻo và thơm là bạn khi xôi chín nửa chừng, bạn trộn thêm nước cốt dừa và đường rồi đem hấp trở lại. Sau khi xôi chín, người bán xới xôi ra đĩa dàn mỏng, bày cả má xoài đã được cắt nhỏ lên trên, sau cùng chan nước cốt dừa và rắc thêm ít vừng rang vàng.

Từng miếng xoài ngọt lịm, ăn kèm với xôi trắng béo ngậy mùi nước cốt dừa và vị thơm của vừng rang cho bạn một món tráng miệng kiểu Thái rất ngon. Món xôi xoài thường được bán ở trên các xe tuk tuk và có mặt ở hầu khắp các đường phố Bangkok.

7. Dừa nướng
Bạn có thể dễ dàng mua món ăn vặt này ở hầu hết các nẻo đường của Thái Lan. Cách chế biến của món này rất đơn giản: dừa nguyên trái được người Thái đem nướng trên bếp lửa.
Quá trình nướng đã khiến nước dừa trở nên ngọt đậm đà và rất thơm. Tuy nhiên phần cùi dừa bị chuyển sang thành màu tím nhạt và mềm nên ăn không ngon như dừa tươi. Giá cho một trái dừa nướng kiều này là khoảng 1 USD (khoảng 21.000 đồng). Ở Thái cũng có loại dừa tươi chưa nướng, còn nguyên vỏ xơ và có giá rẻ hơn, tuy nhiên loại này không được mấy ưa chuộng.

8. Bánh dừa (Khanom krok)
Đây là một món ăn đường phố bạn có thể dễ dàng tìm thấy trên các xe đẩy ở các con hẻm hay chợ trời Thái Lan. Món ăn này được làm từ bột mì và sữa dừa trộn theo một tỉ lệ nhất định rồi đem nướng trên than củi.

Khi chín, người ta sẽ rắc lên trên bánh một chút hẹ tây cho thêm phần bắt mắt cũng như tăng độ thơm và làm giảm độ ngọt béo của nước cốt dừa. Món ăn này tuy ngọt nhưng không hề ngán.


Bánh dừa là một trong những món ăn đường phố mà bạn không nên bỏ qua khi du lịch Thái Lan
9. Chuối chiên
Chuối chiên cũng là một món quà vặt khá phổ biến của ẩm thực Thái Lan. Chuối dùng để làm bánh là loại chuối Thái được bào mỏng và nhúng vào hỗn hợp gồm sữa dừa, bột mì, đường, muối, dừa khô và đem chiên vàng rộm.


Món chuối chiên được phủ lớp nước cốt dừa trắng beo béo ngòn ngọt, khi ăn thơm dẻo lại có cả mùi vừng rang thơm phức đã hớp hồn biết bao du khách.

                                                                                                                                          Theo Afamily

BÁNH XÈO PHAN THIẾT

BÁNH XÈO PHAN THIẾT

BÁNH XÈO

Trong cả nước, có nhiều nơi đúc bánh xèo, tùy theo điều kiện ở địa phương mà chiếc bánh xèo mỗi nơi mỗi khác, ở miền Nam có món bánh xèo bông điên điển, những góc phố TP.HCM có món bánh xèo chảo ăn với cải bẹ xanh, về miền Tây thì có dạng bánh xèo miền tây, ra miền trung, đến với Bình Thuận, nơi đây cũng có một dạng bánh xèo rất ngon và nổi tiếng không thua gì bánh xèo ở miền Nam và miền Tây.



So với các tỉnh miền Trung, thì thành phố Phan Thiết có cách chế biến món ăn rất lạ, đơn giản tùy theo thực phẩm có sẵn.. Thành phố biển giàu tôm cá đã đưa ngay chính những thứ mình khai thác được vào món ăn, chiếc bánh xèo cũng được chế biến theo cách đó.

Lò đúc bánh xèo ở Phan Thiết giống như lò bánh căn bằng đất nung, trên lò là các khuôn đất nung không lớn lắm. Chính khuôn đất nung làm cho chiếc bánh chín giòn, ngon. Nguyên liệu bột là một sự pha trộn khéo léo của chính mỗi quán gồm bột gạo, đậu xanh, có nơi cho nuớc cốt dừa vào, thêm màu bằng bột nghệ, cũng có người nói là cho cả bia vào trong bột đúc. Nhân bánh là tổng hợp các loại hải sản biển có ở Phan Thiết. Chiếc bánh xèo Phan Thiết làm khá công phu trong khâu chế biến, bởi trong chiếc bánh nhỏ đó có đủ con tôm, con mực, mỡ, thịt heo ba chỉ, phía trên là những cọng giá nõn nà, trong chiếc bánh lại gợn xanh những cọng hành lá. Thịt đúc bánh thường được ướp gia vị trước, xào sơ qua rồi mới đưa vào bánh sau khi bột chín, đậy lại. Bỏ thêm ít giá hoặc vào mùa bông điên điển lại dày công đặt mua từ miền Nam đem về. Con tôm làm bánh phải là tôm sú bánh mới ngon.



Khuôn bánh thường sử dụng bằng đất nung

Nước chấm tạo cho chiếc bánh ngon là loại nước chấm được chế biến theo bí quyết của mỗi quán để cho khách nhớ mà tìm tới. Có người nói, có thể do nước mắm Phan Thiết vốn đã nức tiếng khắp nơi, cho nên người Phan Thiết cũng là những người có đầy kinh nghiệm dùng nước mắm quê mình tạo ra món nước chấm ru lòng du khách. Nước chấm bánh xèo có đậu phộng giã nhỏ, pha đường, nước mắm Phan Thiết và chút bột mì cho hơi quánh và không thể thiếu ớt, cà chua.


Nước chấm là một phần không thể thiếu trong món bánh xèo

Chiếc bánh xèo Phan Thiết thường được ăn bằng cách thả chiếc bánh vừa vớt ra còn nóng vào trong chén nước chấm, rồi thêm rau húng, dấp cá, quế… kèm thêm trái ớt tươi. Gắp một chiếc bánh xèo cho vào bát, nhặt vài cọng rau quế, xà lách, húng lủi rồi chan nước chấm cho ngập bánh. Vị đậm đà của bánh xèo ở vùng duyên hải Nam Trung bộ đầy nắng gió sẽ khiến ta nhớ mãi.

Nước Mắm Tứ Tuyệt ( 40 oN)300ml/Th6chai

Tứ Tuyệt ( 40 oN)



Mã sản phẩm:Thủy Tinh
Nguyên liệu:Cá Cơm
Dung lượng:300 ml
Tên sản phẩm:Tứ Tuyệt 300ml
Số lượng:
Giá tiền:
Mô tả:
NƯỚC MẮM 40 ĐẠM
Với nhãn hiệu  TỨ TUYỆT
 Nguyên liệu chính gồm :
Nguyên liệu làm bằng cá và muối  :
   là lọai cá cơm sọc than lớn , tươi
Muối : là lọai muối sạch , trắng có hàm lượng NaCl > 90 %
Công Ty không sử dụng các lọai cá tạp khác để chế biến nước mắm 40 đạm, chỉ sử dụng lọai cá cơm, tạo cho sản phẩm có màu đỏ đẹp, mùi thơm đặc trưng.
Dụng cụ chế biến nước mắm gồm những thùng gỗ, bể, mái, lu sành…, có nắp đậy, tránh bụi, ruồi nhặng. Sau thời gian > 12 tháng, mắm đã được ủ chín, hàm lượng Protid đã được phân giải hòan tòan thành Đạm Amin, thì tiến hành kéo rút. Nước mắm được nhỉ từng giọt từng giọt, sóng sánh, màu vàng rơm , qua hệ thống lắng lọc 3 lần , mới tiến hành đóng chai.
Sản phẩm nước mắm 40 đạm của Công Ty có ưu thế hơn dựa vào :
- Chất lượng đảm bảo theo TCVN- 1993, theo Chứng Nhận Tiêu Chuẩn Sản Phẩm Số 62/2007/YTBTh- CNTC của Sở Y Tế Bình Thuận
- Chất lượng nước mắm đảm bảo đúng hàm lượng ghi trên nhãn , là sản phẩm thật.
- Đảm bảo an tòan vệ sinh thực phẩm, không có hóa chất bảo quản , không có ure gây hại
- Thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa, kiểu dáng công nghiệp đã được đăng ký độc quyền tại Cục Sở Hữu Trí Tuệ
* Đây là sản phẩm sản xuất theo quy trình tự nhiên, với số lượng không nhiều vì rất khó tạo ra sản phẩm nước mắm 40 0 N. Vì vậy có thể nói đây là sản phẩm độc đáo đại diện cho tinh túy của nước mắm Phan Thiết nói riêng và Việt Nam nói chung. Có thể nói đây là niềm tự hào của nước mắm hiệu “Con cá Vàng”  mang nhãn hiệu “TỨ TUYỆT”, nó mang đến cho người tiêu dùng giá trị đích thực của một sản phẩm nước mắm truyền thống, đồng thời cũng mang lại một giá trị dinh dưỡng rất cao cho người tiêu dùng, nhất là đối với trẻ em trong những bữa ăn hàng ngày
 Cách sử dụng :
- Nước mắm cốt 40 đạm được dùng để chấm với thịt, cá, rau
- Được dùng để ăn sống , không dùng trong nấu nướng ( qua nhiệt )
Cách bảo quản :
- Nước mắm chứa trong chai, khi sử dụng xong phải đậy nắp kín
- Nước mắm muốn được bảo quản lâu, dụng cụ chứa bằng chai thủy tinh là tốt nhất

Nước mắm Phan Thiết được người tiêu dùng ưa chuộng

Nước mắm Phan Thiết được người tiêu dùng ưa chuộng


Hội thảo khoa học “Nâng cao chất lượng sản xuất nước mắm Phan Thiết,” diễn ra ngày 23/5, tại thành phố Phan Thiết do Liên hiệp Hội Khoa học kỹ thuật tỉnh Bình Thuận phối hợp với Hiệp hội nước mắm Phan Thiết tổ chức.


Tại hội thảo, các đại biểu thảo luận và đưa ra nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của thương hiệu nước mắm Phan Thiết như nâng cấp cở sở hạ tầng sản xuất; giám sát chặt chẽ quy trình sản xuất; tăng cường thanh kiểm tra các khu chế biến, xây dựng các biện pháp chế tài nghiêm khắc đối với các trường hợp vi phạm.

Bên cạnh đó, Hiệp hội cần hỗ trợ, hướng dẫn kỹ thuật để các đơn vị sản xuất đạt điều kiện an toàn thực phẩm, áp dụng các quy trình tiến bộ hướng đến chứng nhận chỉ dẫn địa lý. Để quảng bá và phát triển sản phẩm chủ lực này, cần xây dựng khu chợ bán sản phẩm nước mắm; liên kết với hiệp hội du lịch để quảng bá thương hiệu đến với du khách.

Hội thảo cũng quan tâm đến vấn đề về môi trường trong sản xuất nước mắm. Phần lớn các cơ sở sản xuất hiện nay còn thủ công, hạ tầng cơ sở thiếu tập trung, không đồng bộ…

Nước mắm là một trong những sản phẩm chủ lực của Bình Thuận, có mặt ở hầu hết thị trường trong nước và đang từng bước tiến tới xuất khẩu. Hiện, toàn tỉnh có hơn 200 cơ sở sản xuất nước mắm; trong đó có 43 tổ chức, cá nhân được cấp quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý. Bình quân, Bình Thuận sản xuất khoảng 10 triệu lít nước mắm/năm.

Tuy nhiên, một số cơ sở sản xuất vì lợi nhuận đã chế biến nước mắm không đúng tiêu chuẩn; sử dụng phụ gia, đường hóa học, pha đấu nhiều loại nước mắm khác nhau làm cho nước mắm có độ đạm thấp. Năm 2011, trong các đợt thanh kiểm tra định kỳ, số lượng các cơ sở sản xuất đạt chất lượng đạt 90%.

Tuy nhiên trong một đợt giám sát ngẫu nhiên của Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng với Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng thì kết quả hoàn toàn trái ngược. Trong đó 31/40 mẫu của 46 cơ sở không đạt về hàm lượng đạm toàn phần và muối theo công bố trên nhãn, 38/40 mẫu có hàm lượng histamine (chất gây dị ứng, ngộ độc) vượt quá giới hạn cho phép./.