Yan Can Cook Đến Thăm Xưởng Sản Xuất Nước Mắm Tại Phan Thiết

Chúng tôi vinh dự đón tiếp ông Martin Yan (Yan Can Cook) đã đến tìm hiểu sản phẩm truyền thống thực phẩm Việt Nam

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Nước mắm Phan Thiết Mũi Né

Nước mắm Phan Thiết
Trên mâm cơm của các gia đình người Việt hay trong các nhà hàng , quán ăn ở Việt Nam bao giờ cũng có chén nước mắm. Đã có những thương hiệu nước mắm nổi tiếng như : nước mắm Nha Trang, nước mắm Phú Quốc….nhưng ai đã 1 lần đến Bình Thuận, không thể không nhớ hương vị nồng nàn , thơm tho của nước mắm Phan Thiết. Sử dụng nguyên liệu là những con cá cơm nhỏ nhắn, tươi nguyên, những người làm nước mắm đã ủ mắm trong lu khạp và đem phơi ở ngoài trời. Có lẻ nhờ cái nắng , cái gió của xứ này đã mang lại hương vị thơm ngon đậm đà của nước mắm Phan Thiết nổi danh cả trăm năm nay .
Nghề sản xuất, chế biến nước mắm tại Phan Thiết đã hình thành cách đây hơn 200 năm. Vào cuối thế kỷ 17, đạo quân do Nguyễn Hữu Cảnh tiến sâu vào đất Phương Nam, nhiều ngư dân ở các tỉnh miệt ngoài gồm Nam, Ngãi, Bình, Phú (Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên) đã kéo cả gia đình vượt biển lần lượt đổ bộ lên vùng đất mới Phan Thiết, mong tìm kiếm chốn an cư lạc nghiệp.
Với trí thuận lợi cho nghề cá, Phan Thiết đã thu hút đông đảo ngư dân đến đây để làm nghề biển. Mới đầu họ đến dựng lều tạm, lều chòi làm ăn sinh sống dọc theo sông, bãi biển.
Về sau, ăn nên làm ra họ xây dựng nhà cửa kiên cố và cùng nhau góp vốn xây Dinh, Vạn, Lăng (một kiến trúc dân gian thờ thần cá voi). Đình làng Vạn Thuỷ Tú ở Phường Đức Thắng được lập vào năm 1762 là ngôi Vạn có niên hiệu sớm nhất ở Phan Thiết, chứng tỏ ngư dân từ các nơi đến Phan Thiết làm nghề biển sớm hơn một số nơi khác.
Ban đầu, do ngư dân đánh bắt cá nhiều không tiêu thụ hết nên chuyển qua muối cá để bảo quản, sau đó họ nghiên cứu, sáng tạo ra phương pháp kéo rút sống lấy nước mắm từ thô sơ đến hoàn chỉnh.
Qua đó, cho thấy nghề sản xuất nước mắm ờ Phan Thiết hình thành cùng lúc với nghề đánh cá. Lúc đầu các ngư dân chủ yếu dùng chum, vại, mái để muối chượp sau đó dùng thùng gỗ có sức chứa lớn.
Nghề nước mắm Phan Thiết phát triển nhất là từ khi làm được các thùng gỗ lớn có sức chứa từ 5-10 tấn cá.
Theo “Địa chí Bình Thuận” từ cuối thế kỷ 19 đến năm 1930, nghề sản xuất nước mắm đã sớm trở thành một ngành công nghiệp độc đáo so với cả nước vừa là công nghiệp độc nhất trong nền kinh tế địa phương.
Năm 1904, Công sứ Pháp ở Bình Thuận đã đánh giá Phan Thiết là một trung tâm quan trọng nhất của Trung Kỳ về khuếch trương thương mại và công nghiệp chế biến nước mắm.
Tổ chức sản xuất nước mắm có quy mô lớn đầu tiên tại Phan Thiết là Liên Thành Thương Quán (sau là công ty Liên Thành) do các nhà nho yêu nước trong phong trào Duy Tân sáng lập từ năm 1906 hướng theo mục đích kinh doanh chấn hưng kinh tế, phát triển nhiều cơ sở sản xuất nước mắm và tập hợp một số hội viên cổ đông là Tư sản, Hàm hộ Phú Hải, Phan Thiết.
Phương pháp chế biến nước mắm theo phương pháp cổ truyền là phương pháp gài nén, dụng cụ chủ yếu là thùng gỗ (bằng lăng...) và mái vú (bằng sành), cá được náo đảo liên tục đến khi chượp (tức là muối) chín tiến hành kéo rút liên hoàn.
Thời gian chượp chín từ 8-12 tháng....
- Ướp cá : Cá sau khi đánh bắt được đưa vào bờ, đào trộn muối và đưa vào thùng chứa ngay trong ngày và để ổn định trong suốt quá trình chượp, mỗi thùng chứa ướp 3 lần cá trộn với 1 lần muối. Tổng lượng muối so với cá khoảng 30-35%.
- Cho cá lần thứ nhất: sau khi đắp lù, cho một lớp muối ở dưới, cứ xếp một lớp cá rồi rãi một lớp muối, lần lượt hoặc trộn đều cá với muối ở ngoài rồi cho vào thùng hoặc mái khi nào đầy vun mới thôi. Đậy kín vật chứa hoặc phủ lớp muối mặt để tránh ruồi nhặng
- Cho cá lần 2: sau 2-6 ngày rút kiệt nước bồi, cá hạ xuống tiếp tục cho thêm cá và muối giống cách trên cho đến lúc đầy vun ngọn rồi nén chặt và rút nước bổi thừa ra. Nước bồi thừa nhập chung nước bồi lần 1 rồi để riêng một chỗ. Bên trên phủ một lớp muối mặt.
- Cho cá lần 3: trước khi cho cá và muối phải rút hết nước bổi trong thùng và thực hiện như các lần trước.
- Tiến hành gài nén.
Nước mắm Phan Thiết được sản xuất từ các loại cá nổi, đặc biệt là hai loại cá cơm trắng, cá cơm than và cá nục.
Đóng gói thành phẩm

Cá thu chiên sốt nước mắm tỏi ớt

 Cá thu chiên sốt nước mắm tỏi ớt

Cá thu chế biến được nhiều món ngon, thịt cá ngọt, với cách chiên cá thông thường và chấm với nước mắm, bạn có thể biến đổi khác đi một chút sẽ có món cá chiên rất lạ miệng và đưa cơm.





Nguyên liệu:

  • 1 lát cá thu lớn
  • 1 thìa canh bột năng 
  •  Nước mắm, ớt, tỏi, đường và ớt bột
  •  Dầu ăn, dưa leo ăn kèm.
Cách làm:

  •  Cá thu rửa sạch, để lên rổ cho ráo nước, ướp vào lát cá nửa thìa nhỏ muối.
  •  Lăn cá qua bột năng để khi chiên không bị bắn dầu ăn.
  •  Đun nóng chảo, đổ dầu ăn vào, rán cá vàng đều hai mặt. Cá vàng, vớt ra dĩa có lót giấy thấm dầu ăn.
  •  Tỏi, ớt giã nhuyễn, pha hai thìa canh nước mắm, hai thìa canh đường, ba thìa canh nước lọc, khuấy cho tan đường, đổ tỏi và ớt đã giã nhuyễn vào bát nước mắm.
  •  Đun nóng dầu ăn, đổ bát nước mắm vào chảo, đun khoảng 2 phút đến khi hỗn hợp nước mắm hơi sền sệt, bạn cho ớt bột vào.
  •  Sau cùng cho cá vào đảo đều, đậy kín nắp khoảng 5 phút, để cá thấm gia vị. Tắt bếp múc ra đĩa, dùng kèm với dưa leo và cơm trắng.

Lan man...Nước mắm!

Lan man...Nước mắm!

 - Bạn ở Phan Thiết chạy xe cả đêm ra Đà Nẵng tặng cho mấy chai nước mắm. Đúng là bạn biết rõ cái thú vui cỏn con của bạn - sưu tầm nước mắm. Người ta người thì chơi đồ cổ, chơi tem, chơi chim, cá, hoa, cây cảnh..., bạn thì chơi nước mắm, chẳng được thanh tao cho lắm, nhưng thôi thì cũng ít nhiều có lợi ích cho bữa cơm gia đình! Nói vậy, chứ qua mường tượng của người chơi, cái thứ xoàng xĩnh rẻ tiền ấy cũng đến là lắm nhân nghĩa, mỗi giọt tiết ra đều tích tụ không biết bao nhiêu là công lao khổ nhọc, không biết bao nhiêu hương vị cuộc đời.
Nước mắm chỉ có một vị thôi, vị mặn, nhưng mà tinh tế đến lạ kỳ. Nước mắm Thanh Hóa, nước mắm Cửa Lò, nước mắm Quảng Bình, nước mắm Nam Ô, nước mắm Phan Thiết, nước mắm Nha Trang, nước mắm Phú Quốc... mỗi thứ đều mang dư vị riêng, hương sắc riêng, như một thứ phương ngữ không lẫn vào đâu được; rồi trong mỗi xứ, cũng là con cá, con tép, cũng là hạt muối đó, nhưng do bàn tay, kinh nghiệm, bí quyết mà mỗi nhà lại cho ra một thứ nước mắm khác nhau; rồi mỗi năm mỗi mùa, sản phẩm của mỗi nhà cũng lại có màu sắc, hương vị khác nhau; rồi khi vui khi buồn mà mỗi người lại chế ra một thứ nước mắm khác nhau... Cứ "cấp số nhân" như thế, nước mắm Việt Nam thật là phong phú, không sao mô tả, thưởng thức hết.
Có người nọ ở Cửa Lò, Nghệ An, đường quan lộ đang thênh thang nhưng đành dừng bước vì cái ước vọng "rất phương Đông", ấy là sinh cho bằng được con trai. Ước nguyện con trai chưa thành thì đã vi phạm chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình, tổ chức làm thủ tục cho ông về vườn. Thế là từ một quan chức, ông trở thành người bán nước mắm đặc sản quê hương! Xưởng nước mắm của ông nức tiếng cả một vùng. Cái vị nó cũng rất lạ, độ đạm cao nên rất ngọt, chan vào cơm nóng chỉ vài giọt thôi cũng thơm nức cả nhà, nhưng càng ăn càng nhận rõ nó có vị chan chát. Nói đùa, bán nước mắm giàu hơn chủ tịch còn gì nữa, ông vặc lại, giàu mà giàu cho riêng mình thì có gì mà sướng? Tâm huyết con người ta thế đó mà chẳng thể vượt qua những vụn vặt trong đời, nghĩ cũng tiếc, cũng chát.
 
 Trong vị mặn của nước mắm có vị mặn của giọt mồ hôi người làm ra nó.
Lại lan man nhớ tới những năm 80 của thế kỷ trước, cái thời khốn khó ngỡ như xa lắm rồi, có một loại nước mắm mà có lẽ sau này không ai còn cơ hội thưởng thức nữa, đó là nước mắm làm từ... lá chuối khô. Người ta lấy lá chuối khô luộc rồi chắt lấy nước, pha thêm vào đó một ít muối, một ít nước mắm thật, thế là xong. Đây là cái trò gian lận của con buôn, nhưng lúc bí, nhiều người cũng phải tự làm giả mà ăn cho nó có cái gọi là. Bây giờ vào siêu thị, nước mắm ê hề chất hàng chất dãy nhãn hiệu nọ kia hoa cả mắt, mấy ai còn nhớ nước mắm lá chuối năm nào?
Nói nước mắm dở thì cũng phải nói nước mắm ngon, cái này dễ gây tranh cãi nhất, bởi khẩu vị mỗi nơi mỗi người mỗi khác. Nhưng mà tuyệt đỉnh hương vị của nước mắm không thể không kể đến loại nước mắm tiết ra từ mắm ruốc. Cái này thì các bà bán mắm ruốc ở chợ rành hơn ai cả. Mỗi thau, mỗi lu ruốc, các bà ấy chỉ cần nhẹ nhàng khoét một cái lỗ trũng chừng bằng cái bát ăn cơm. Để chừng vài tiếng, ngay cái lỗ trũng ấy tiết ra một thứ nước mắm màu hổ phách vô cùng đậm đặc, thơm ngon không sao tả hết. Nước mắm loại này, chấm thứ gì cũng ngon, đến cả cơm nguội cũng ngon đáo để.
Cũng giống như con người, nước mắm có tính cách riêng! Có thứ thì ngon ngọt, nếm thử là thích ngay. Có thứ thì thoang thoảng cao xa, gần mãi nhưng không thân được. Có thứ thì gay gắt, mới gặp đã sốc nhưng càng gần càng hiểu, càng quý mến. Có thứ thì dịu dàng lôi cuốn, gần không được mà dứt cũng không xong. Có thứ thì quê mùa dễ dãi, chấm với gì cũng được, để đâu cũng được. Có thứ thì bóng bẩy kiêu sa, kén chọn từng loại đồ ăn, kén chọn cả cách nấu, cách pha, cả đến nơi đặt... Cũng như thân phận con người, nước mắm có lúc thăng hoa, có khi lận đận, vinh nhục khó lường. Khi còn trong chai, trong bát thì bao kẻ tấm tắc ngợi khen, nhỡ khi đổ vỡ thì bị hắt hủi, lời khen mới đó giờ đã là tiếng chê, tiếng trách, sự vồn vã mới đó giờ biến thành lạnh nhạt thờ ơ, đem khăn lau vội như chẳng hề biết nhau!
Ông Lỗ Tấn ở bên Trung Quốc hận vì đời người ngắn ngủi không thể đủ thời gian đọc hết sách hay đời cổ. Ngẫm vẩn vơ đến thú chơi nước mắm cũng có điều liên tưởng, ấy là chẳng đủ điều kiện để cảm thụ hết mọi thứ hương vị diệu kỳ của nước mắm ở trong đời. Ngẫm cho cùng, tất thảy đều là sự nhỏ bé của mỗi con người trước kỳ công sáng tạo của cộng đồng nhân loại cả mà thôi!
Tạp bút: Nguyễn Lê
Theo CA Đà Nẵng