Yan Can Cook Đến Thăm Xưởng Sản Xuất Nước Mắm Tại Phan Thiết

Chúng tôi vinh dự đón tiếp ông Martin Yan (Yan Can Cook) đã đến tìm hiểu sản phẩm truyền thống thực phẩm Việt Nam

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

MÓN NGON DỄ LÀM: Gỏi ốc giác Phan Thiết

MÓN NGON DỄ LÀM: Gỏi ốc giác Phan Thiết

Gỏi ốc giác là món ăn quen thuộc của người dân vùng biển miền Trung, đặc biệt là Phan Thiết. Gỏi ốc giác rất bổ dưỡng và dễ chế biến, điểm nhấn của món ăn này là vị chua cay, ngon giòn.


Nguyên liệu:

Ốc giác: 1kg
Thịt ba chỉ: 200gr
Đu đủ xanh: 1 trái vừa
Đậu phộng 200gr
Rau răm: 50gr
Hành tây: 3 củ vừa
Bánh tráng nướng: 2 cái
Hành phi: 50rg
Sả cây: 6 nhánh
Gia vị: nước mắm, đường, ớt, tỏi, giấm, đường, muối, chanh...
Cách làm:



Pha nước mắm trộn gỏi: Nấu sôi 5 muỗng canh mắm và 1 muỗng canh đường. Khi hỗn hợp này nguội, cho 1 muỗng canh nước cốt chanh, 2 muỗng canh giấm, ớt, tỏi xay vào, trộn đều. Nêm nếm vừa ăn.
Luộc ốc giác với sả cây cắt khúc, đập dập. Khi ốc chín, khéo léo khều lấy phần thịt, thái nhỏ, ướp với 1 muỗng canh nước mắm trộn gỏi.
Thịt heo luộc chín, cắt sợi.
Đu đủ gọt vỏ, bào sợi, ngâm sơ với nước muối cho bớt hăng. Vớt ra, vắt ráo nước.
Hành tây bóc vỏ, cắt mỏng theo chiều ngang. Ngâm sơ với nước giấm đường khoảng 5 phút. Vớt ra rổ, vắt khô nước.
Rau răm rửa sạch, cắt nhỏ.
Đậu phộng rang vàng, trẩy vỏ, đập hơi dập.
Cho đu đủ, rau răm, hành tây, ốc, thịt luộc vào thố lớn, từ từ rưới nước mắm làm gỏi vào, nhanh tay trộn đều. Cho gỏi ra đĩa, rắc đậu phộng và hành phi lên. Ăn kèm với bánh tráng và phần nước mắm trộn gỏi còn lại.
Mách nhỏ:

Khi mua ốc về cọ rửa sạch phần vỏ ngoài sau đó đem luộc đến khi dùng đũa xăm vào phần thịt dày nhất trên ốc dễ dàng là ốc chín.
Nếu không thích đậu phộng, có thể thay bằng mè.
Nếu không có bánh tráng nướng, có thể mua bánh tráng sống ở siêu thị về bẻ miếng nhỏ, chiên trong dầu.
Chúc các bạn thành công và ngon miệng!

(Theo Zing)

Nước mắm Phan Thiết “thua” trên sân nhà, “yếu” dần sân khách?

Nước mắm Phan Thiết “thua” trên sân nhà, “yếu” dần sân khách?



Dù nước mắm Phan Thiết là một trong những sản phẩm lợi thế của tỉnh, nhưng trên thực tế chính người dân Phan Thiết lại ít sử dụng nước mắm do quê hương mình sản xuất…

Nam Ngư chiếm lĩnh thị trường
Một thực tế phải nhìn nhận, hiện nay dân Bình Thuận ít khi mua nước mắm Phan Thiết về dùng, dù Phan Thiết chính là xứ sở của nhiều thương hiệu nước mắm nổi tiếng vốn đã có từ rất lâu. Qua khảo sát của chúng tôi tại quầy hàng nước mắm của siêu thị Co.op Mart Phan Thiết, phần lớn các bà nội trợ luôn chọn lựa sử dụng các loại nước mắm như: Chin su, Nam Ngư, Đệ Nhị… mà ít chọn mua các thương hiệu nước mắm của Phan Thiết. Một khách hàng ở siêu thị nhận xét, nước mắm Nam Ngư hay Đệ Nhị…  có mùi thơm đặc trưng, vị ngọt, mặn vừa phải khi dùng rất hợp khẩu vị, giá cả cũng vừa túi tiền nên không riêng gì tôi mà nhiều người khác cũng rất thích nước mắm Nam Ngư”. Đó là lý do khiến các sản phẩm nước mắm Nam Ngư, Đệ Nhị, Chinsu đang tràn ngập khắp các cửa hàng, chợ, siêu thị ở thành phố Phan Thiết. Dễ thấy rằng, sở dĩ các thương hiệu nước mắm từ TPHCM bán rất chạy trên địa bàn tỉnh ta, một phần là nhờ vào chiến dịch quảng cáo, marketting rất chuyên nghiệp của các “đại gia” nước mắm. Các “đại gia” này (Chinsufood, Masan…) đã áp dụng chiến lược quảng cáo liên tục trên các phương tiện truyền thông, khiến người tiêu dùng luôn được nghe, nhìn thấy sản phẩm nước mắm hàng ngày với các kịch bản quảng cáo mới, lạ, bắt mắt. Ông N.H.B, từng là chủ một cơ sở nước mắm nổi tiếng ở Phan Thiết nhìn nhận rằng, không chỉ riêng người tiêu dùng ở tỉnh ta ưa chuộng các loại nước mắm của tập đoàn Masan, Chinsu, mà các tập đoàn này cũng đã chiếm lĩnh được thị phần ở tất cả các địa phương khác trong cả nước, nhất là khu vực miền Bắc. Ông B còn tiết lộ thêm, do tiêu thụ được lượng lớn sản phẩm mà các tập đoàn Chinsufood, Masan đã đổ về những nơi có truyền thống làm nước mắm như: Phan  Thiết, Phú Quốc, Bình Định, Khánh Hòa… mua nước mắm nguyên liệu, sau đó tái sản xuất, lại theo công thức riêng, rồi lại tung ra thị trường dưới thương hiệu của các tập đoàn này.

Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, ông Nguyễn Huy Tiến - Chủ tịch Hiệp hội Nước mắm Phan Thiết cho biết, hiện tại Hiệp hội nước mắm có 33 thành viên (chưa kể gần 100 cơ sở sản xuất nước mắm nhỏ lẻ trên địa bàn Phan Thiết), nhưng hầu như các cơ sở sản xuất nước mắm ở Phan Thiết chủ yếu tiêu thụ nước mắm ở các tỉnh, thành khác, còn lượng nước mắm tiêu thụ trong tỉnh luôn rất khiêm tốn. Ngoại trừ một số doanh nghiệp, cơ sở nước mắm lớn, uy tín có thể tiêu thụ nước mắm dưới nhiều hình thức, còn lại những cơ sở khác chủ yếu bán mắm xá (bán nguyên liệu hoặc bán sỉ trong các thùng lớn) cho một số nơi nên doanh thu thường không cao. Cũng theo ông Tiến, trước đây nước mắm Phan Thiết tiêu thụ chủ lực ở khu vực miền Bắc nhưng dạo gần đây các tập đoàn nước mắm từ Tp. HCM đã bắt đầu “tấn công” ra Bắc, nên sức tiêu thụ của các cơ sở nước mắm ở Phan Thiết đã phần nào yếu dần. Chính vì vậy, một số cơ sở nước mắm ở Phan Thiết không cầm cự nổi đã và đang phải đứng trước nguy cơ “treo” lều.

Bỏ quên “sân nhà”?
Dù vậy, nhiều người dân Phan Thiết vẫn tin tưởng chọn mua các loại nước mắm Phan Thiết có thương hiệu để làm quà tặng người thân hoặc bạn bè ở xa. Tại một cửa hàng nước mắm trên đường Thủ Khoa Huân (Phan Thiết), Anh Nguyễn Minh Trung đang đắn đo chọn loại nước mắm có hàm lượng đạm thích hợp để làm quà biếu. Anh Trung cho biết: “Khi chọn mua nước mắm tặng người quen tôi luôn chọn nước mắm Phan Thiết. Tuy nhiên, loại nước mắm do cơ sở nào ở Phan Thiết sản xuất, đảm bảo uy tín và có độ đạm bao nhiêu cho phù hợp với khẩu vị từng người cũng phải mất thêm một công đoạn lựa chọn nữa”. Đại diện Công ty cổ phần Nước mắm Phan Thiết (Fishaco) cho rằng, nếu quy kết cho các cơ sở nước mắm ở Phan Thiết mãi lo tìm kiếm thị trường ở các địa phương khác mà bỏ quên “sân nhà” cũng rất khó. Bởi, hiện tại công ty đã có hơn 100 cửa hàng, đại lý trong tỉnh đang bán các sản phẩm nước mắm của Fishaco. Tuy nhiên, cái khó của Fishaco nói riêng và các cơ sở nước mắm ở Phan Thiết nói chung là thiếu kinh phí để thực hiện các chiến dịch quảng bá, tuyên truyền rầm rộ như các tập đoàn nước mắm vốn có tài lực mạnh Chinsu, Masan… Chính vì vậy, bước đầu công ty chỉ có thể tập trung hướng đến việc nâng cao chất lượng nước mắm, cải thiện mẫu mã bao bì và quan tâm các chế độ khuyến mãi, hậu mãi… để tạo niềm tin, chỗ đứng vững chắc trong lòng người tiêu dùng, cạnh tranh với các thương hiệu nước mắm khác…

Cũng theo đại diện của Fishaco, đối với sản phẩm nước mắm người tiêu dùng nên sử dụng các loại nước mắm có thương hiệu rõ ràng, uy tín, trung thực, do nước mắm là món ăn hàng ngày của mọi người. Đặc biệt khi đánh giá chất lượng nước mắm phải căn cứ vào độ đạm (hàm lượng ni tơ toàn phần). Bởi việc sử dụng nước mắm ngoài ý nghĩa gia vị, cộng thêm các yếu tố về mùi, vị… mà chủ yếu là ăn đạm amin có trong nước mắm.
Theo Báo Bình Thuận 

4 món chua ngọt ngon cơm ngày lạnh

4 món chua ngọt ngon cơm ngày lạnh 

Làm các món chua ngọt để ăn với cơm nóng nhé!

Sự kiện: Món ngon mỗi ngày
Những món xốt, xào chua ngọt này sẽ đem lại cho bữa cơm thêm ngon hơn, hấp dẫn hơn.

1 : Lưỡi heo xào chua ngọt

Vị chua ngọt cộng độ giòn ngon của lưỡi heo xào lôi cuốn đến mê mẩn.

Nguyên liệu:

- Lưỡi heo: 1 cái (300gr)

- Cà chua: 1 quả

- Hành khô: 1 củ

- Tỏi: 1 củ

- Dầu hào, tương ớt, hạt tiêu, hành hoa, rau mùi, bột năng, đường, mắm, dấm, bột canh.

Thực hiện:

- Cà chua rửa sạch, thái miếng. Hành hoa, rau mùi nhặt bỏ lá già và rễ, rửa sạch rồi thái nhỏ. Hành khô và tỏi lột bỏ vỏ, băm nhỏ.

- Lưỡi heo cho vào nồi nước đun đến khi nước sôi.

- Gạn bỏ nước trong nồi đi, dùng dao cạo bỏ sạch lớp màng trắng trên mặt lưỡi, rửa lại với nước cho sạch.

- Thái lưỡi heo thành những miếng nhỏ vừa ăn. Ướp lưỡi heo với 1 thìa ăn cơm dầu hào, 1 thìa sữa chua bột canh.

- Làm nóng dầu ăn trong chảo, cho hành và tỏi vào phi thơm. Cho lưỡi heo vào xào qua.

- Pha một bát hỗn hợp gồm 6 thìa ăn cơm dấm, 2 thìa ăn cơm đường, 1 thìa mắm, 1 thìa tương ớt.

- Đổ hỗn hợp chua ngọt cùng cà chua vào chảo lưỡi vừa được xào qua. Đun liu riu ở lửa nhỏ nhất để lưỡi heo ngấm gia vị cho tới khi cạn hết nước.

- Hòa một thìa cà phê bột năng với 3 thìa ăn cơm nước. Dùng thìa dầm tan cà chua. Đổ bát bột năng vừa pha vào đun cho nước sệt lại, cho hành và rau mùi thái nhỏ vào đảo đều rồi tắt bếp.

Xúc lưỡi heo ra đĩa, rắc hạt tiêu lên trên. Ăn nóng cùng cơm nhé.

2:Trứng chim cút xốt chua ngọt

Món ăn vừa giàu dinh dưỡng lại vô cùng rất hấp dẫn bởi vị chua cay mặn ngọt.

Nguyên liệu:

- Trứng chim cút: 20 quả (tùy ý)

- Cà chua: 1 quả

- Hành khô: 1 củ

- Gừng: 1 nhánh nhỏ

- Bột năng: 1 thìa cà phê

- Đường: 1 thìa ăn cơm

- Dấm: 3 thìa ăn cơm

- Tương ớt: 1 thìa ăn cơm (tùy khả năng ăn cay của bạn)

- Dầu hào: 1 thìa ăn cơm

- Mắm: 1 thìa ăn cơm

- Rau mùi, hành lá, hạt tiêu, dầu ăn


Thực hiện:

- Trứng chim cút luộc chín, bóc bỏ vỏ.

- Cà chua rửa sạch, thái miếng. Hành lá và rau mùi nhặt bỏ rễ và cọng già, rửa sạch rồi thái nhỏ. Hành khô và gừng bóc bỏ vỏ, băm nhỏ.Làm nóng dầu ăn trong chảo rồi cho trứng chim cút vào rán vàng hai mặt. Gắp trứng chim cút ra đĩa.

- Gạn bớt mỡ trong chảo ra, cho gừng và hành băm nhỏ vào phi thơm. Cho cà chua vào xào cho chín mềm, dùng thìa dằm nát nhuyễn.

- Hòa tan hỗn hợp gồm 1 thìa ăn cơm mắm, 1 thìa tương ớt, 3 thìa dấm và 3 thìa nước sôi. Đổ bát hỗn hợp chua ngọt vào chảo trứng. Vặn lửa nhỏ đun liu riu cho đến khi cạn nước. Gắp bỏ những cái vỏ cà chua ra.

- Hòa một thìa cà phê bột năng với 3 thìa ăn cơm nước. Đổ bát bột năng vào chảo trứng, đun đến khi nước sệt lại thì cho rau mùi và hành lá thái nhỏ vào đảo đều rồi tắt bế

Xúc trứng cút xốt ra đĩa, rắc hạt tiêu lên trên và thưởng thức nhé. Xem tại đây để được hướng dẫn chi tiết bằng hình ảnh.

3: Sườn xào chua ngọt

Món sườn xào chua ngọt chắc chắn sẽ đem lại cảm giác thích thú cho các thành viên trong gia đình.

Nguyên liệu:

- Sườn non:  500 gr

- Tỏi, chanh, mắm, đường, ớt, hạt tiêu.

Cách làm:

- Sườn non rửa qua rồi chặt miếng vừa ăn (hoặc bạn có thể nhờ chặt sẵn từ lúc mua), sau đó đem luộc sơ cho hết chất bẩn và bọt.

- Rán sườn nhỏ lửa đến khi hơi xém vàng.

- Trong lúc rán sườn, bạn dùng các nguyên liệu: tỏi bằm nhỏ, nước cốt chanh, đường, ớt, nước mắm để pha một bát nước chấm vừa miệng, đầy đủ vị mặn, ngọt, chua , cay.

- Đổ nước mắm đã pha vào đun cùng sườn, lửa nhỏ để gia vị thấm được thấm. Đến khi sườn ngả màu vàng sậm hơn, nước mắm cũng keo lại, dính và bóng đều trên mặt miếng sườn thì rắc hạt tiêu và tắt bếp. Nếu cẩn thận hơn, bạn có thể ướp sườn đã rán với nước mắm vừa pha khoảng 20-30 phút cho thấm kĩ

Cho sườn xào chua ngọt ra đĩa và thưởng thức cùng cơm nóng. Xem tại đây để được hướng dẫn chi tiết bằng hình ảnh.

4: Thịt sốt chua ngọt

Đảm bảo bạn sẽ thích mê đấy nhé!

Nguyên liệu

- ½ chén nước

- 5 muỗng canh giấm gạo

- 5 muỗng canh đường

- 2 muỗng canh nước sốt cà chua

- 2 muỗng canh nước tương

- Ớt chuông xanh đỏ, hành hoa

- Trứng

- ¼ muỗng cà phê muối

- 2 muỗng cà phê bột bắp hòa tan với 2 muỗng canh nước lạnh

Chế biến:

- Thịt heo cắt miếng vừa ăn. Ớt chuông, hành hoa thái nhỏ để riêng.

- Hòa tan các gia vị để ướp thịt gồm: giấm, đường, nước sốt cà chua, nước tương, muối, để sang bên. Cho thịt vào ướp, nước sốt còn lại để sang bên.

- Trộn bột ngô với nước và trứng cho đều.

- Đun nóng dầu trên chảo, cho thịt tẩm bột vào chiên cho đến khi vàng nâu. Cho dầu ăn vào chảo, bỏ tỏi nghiền vào đảo cho thơm. Cho ớt chuông vào đảo đều cùng tỏi. Cho nước sốt vào chảo đun cùng.

- Đổ thịt vào, đảo đều tay cho đến khi sôi là được. Múc thức ăn ra bát.

Món này ngon. Các bạn cùng thử làm nhé. Xem tại đây để được hướng dẫn chi tiết bằng hình ảnh.

Tổng hợp

Điểm danh 9 món ăn tuyệt ngon của ẩm thực Thái Lan

Điểm danh 9 món ăn tuyệt ngon của ẩm thực Thái Lan

Ẩm thực Thái Lan là một trong những yếu tố thu hút khách du lịch đến với đất nước này. Cùng điểm danh những món ăn ngon và nổi tiếng nhất của xứ sở chùa Vàng.
Ẩm thực Thái Lan là sự hòa trộn tinh tế của thảo dược, gia vị và thực phẩm tươi sống với những phong cách nấu nướng đặc biệt. Mỗi món ăn đều có sự phối trộn tinh tế giữa vị cay, chua, ngọt và đắng.
1. Pad Thái
Một trong những món ăn nổi tiếng và phổ biến nhất của xứ sở chùa Vàng là pad Thái, hay còn có thể hiểu là bún xào. Nguyên liệu của món ăn này gồm có mì xào trộn trứng, đậu phộng, tôm khô, đậu phụ, sốt me, đậu, đôi khi có kèm với tôm hoặc mực.


Pad Thái được xem là một trong những món ăn quốc gia của Thái Lan. Những quầy hàng ở phố Khao San là điểm bán Pad Thái được nhiều khách hàng yêu thích.

2. Gỏi đu đủ (Som Tum Thái)
Som Tum hay còn gọi là gỏi đu đủ Thái là một loại gỏi cay với nguyên liệu chính là đu đủ xanh bào sợi. Món ăn này được đánh giá là có đầy đủ các vị cơ bản của ẩm thực Thái Lan: vị chua của chanh, vị cay của ớt, vị mặn của nước mắm và vị ngọt của đường thốt nốt.

Theo truyền thống, một đĩa gỏi đu đủ Thái điển hình sẽ bao gồm đu đủ bào sợi, đậu đũa, dưa chuột xắt lát, ớt khô Thái, rau húng quế Thái, nước cốt chanh và lạc rang, ớt, tỏi giã nhỏ…

 Tên của món ăn này có nghĩa là “món giã có vị chua” do các loại gia vị được cho vào cối giã nhuyễn trước khi đem trộn.
Bí quyết làm món Som Tum giòn là đu đủ sau khi gọt vỏ phải bằm bằng dao theo chiều dọc rồi mới xắt sợi. Bạn có thể thưởng thức món ăn này ở khắp các đường phố Bangkok nhưng ngon nhất phải kể đến Phaholyothin Soi 7 – một con đường luôn tấp nập các xe bán thức ăn đường phố.

3. Tom Yum
Tom Yum là tên của một loại canh chua cay của Thái đã trở nên nổi tiếng trên khắp thế giới. Món ăn này được làm từ những con tôm tươi ngon nhất cùng những loại gia vị và rau thơm có vị cay nồng và chua đặc trưng rất Thái .

Để nước canh được đặc và thơm, người Thái hay thêm nước cốt dừa vào canh. Tom Yum không thể thiếu được một ít lá ngò tươi xắt nhuyễn rắc lên trên. Lá ngò vừa giúp tăng thêm hương vị thơm ngon, vừa đóng vai trò như một sự cân bằng về màu sắc để món ăn được hoàn thiện cả về hương vị lẫn hình thức.

Người phương Tây "hâm mộ" Tom Yum bởi hương vị chua cay khó quên của nó. Canh Tom Yum ăn ngon nhất là khi còn nóng. Vị chua cay đặc trưng, mùi thơm của lá chanh và các loại gia vị khác sẽ làm bạn khó quên.
4. Cà ri xanh đỏ
Cà ri là một món ăn rất phổ biến ở Thái Lan, trong đó nổi tiếng nhất là cà ri xanh và cà ri đỏ. Khác với cà ri Ấn Độ, cà ri Thái có vị béo và thơm nhẹ của nước cốt dừa và không quá nồng mùi quế hồi. Món này thường được nấu chung với nhiều loại rau như măng tre, cà tím, lá chanh, ớt xanh, hành tỏi, riềng cùng các loại thịt bò, gà hoặc hải sản…
Cà ri đỏ là món ăn cực kỳ cay, thường được nấu bằng ức gà phi lê kết hợp với một ít cà ri đỏ kem, nước sốt đậu phộng nghiền và đương nhiên rất nhiều ớt. Món cà ri đỏ thường được dùng với cơm trắng.

Nếu bạn không ăn được cay, cà ri xanh sẽ là lựa chọn phù hợp. Ớt đương nhiên là thành phần không thể thiếu nhưng đã được giảm đi rất nhiều. Ngoài nước cốt dừa, cà ri xanh còn có sự góp mặt của húng quế, rau mùi… cũng như nhiều loại rau gia vị khác.

Cà ri xanh Thái Lan có thể được nấu cùng mọi loại thịt, nhưng phổ biến nhất là thịt bò, thịt heo, gà và cá viên. Món này thường được ăn kèm với gạo hoặc với bún sợi tròn khanom chin.
5. Lẩu Thái
Lẩu Thái là một món ăn hương vị rất ngon và rất dễ “ghiền”, được nhiều thực khách ưa chuộng. Lẩu Thái không thể thiếu vị cay của ớt tươi, vị thơm của lá chanh, gừng tươi và một chút vị ngọt của đường. Nguyên liệu chính của lẩu Thái là hải sản như cua biển, mực tươi, sò điệp, tôm sú, cá chẻm, nấm rơm, cà chua, ớt tươi, ngò, tỏi, hành, lá chanh, sả…

Nước lẩu Thái là sự kết hợp của nhiều hương vị bao gồm vị chua đặc trưng, vị ngọt từ nước hầm, một chút cay của gừng, ớt, vị nồng của tiêu, vị ngọt của đường. Một nồi lẩu Thái được chế biến rất công phu và trình bày đẹp mắt.

6. Xôi xoài
Đây là một trong những món ăn đường phố rất nổi tiếng ở Thái Lan. Người dân xứ chùa Vàng ăn xôi xoài như một món tráng miệng. Vị chua nhẹ của xoài sẽ giúp trung hòa vị ngọt và béo của nước cốt dừa, tạo nên hương vị khó quên cho món ăn này.

Muốn có một đĩa xôi ngon, người nấu phải trải qua rất nhiều bước kì công. Gạo nấu xôi phải là loại nếp ngon, đều hạt, ngâm qua đêm cho mềm trước khi nấu. Bí quyết để xôi dẻo và thơm là bạn khi xôi chín nửa chừng, bạn trộn thêm nước cốt dừa và đường rồi đem hấp trở lại. Sau khi xôi chín, người bán xới xôi ra đĩa dàn mỏng, bày cả má xoài đã được cắt nhỏ lên trên, sau cùng chan nước cốt dừa và rắc thêm ít vừng rang vàng.

Từng miếng xoài ngọt lịm, ăn kèm với xôi trắng béo ngậy mùi nước cốt dừa và vị thơm của vừng rang cho bạn một món tráng miệng kiểu Thái rất ngon. Món xôi xoài thường được bán ở trên các xe tuk tuk và có mặt ở hầu khắp các đường phố Bangkok.

7. Dừa nướng
Bạn có thể dễ dàng mua món ăn vặt này ở hầu hết các nẻo đường của Thái Lan. Cách chế biến của món này rất đơn giản: dừa nguyên trái được người Thái đem nướng trên bếp lửa.
Quá trình nướng đã khiến nước dừa trở nên ngọt đậm đà và rất thơm. Tuy nhiên phần cùi dừa bị chuyển sang thành màu tím nhạt và mềm nên ăn không ngon như dừa tươi. Giá cho một trái dừa nướng kiều này là khoảng 1 USD (khoảng 21.000 đồng). Ở Thái cũng có loại dừa tươi chưa nướng, còn nguyên vỏ xơ và có giá rẻ hơn, tuy nhiên loại này không được mấy ưa chuộng.

8. Bánh dừa (Khanom krok)
Đây là một món ăn đường phố bạn có thể dễ dàng tìm thấy trên các xe đẩy ở các con hẻm hay chợ trời Thái Lan. Món ăn này được làm từ bột mì và sữa dừa trộn theo một tỉ lệ nhất định rồi đem nướng trên than củi.

Khi chín, người ta sẽ rắc lên trên bánh một chút hẹ tây cho thêm phần bắt mắt cũng như tăng độ thơm và làm giảm độ ngọt béo của nước cốt dừa. Món ăn này tuy ngọt nhưng không hề ngán.


Bánh dừa là một trong những món ăn đường phố mà bạn không nên bỏ qua khi du lịch Thái Lan
9. Chuối chiên
Chuối chiên cũng là một món quà vặt khá phổ biến của ẩm thực Thái Lan. Chuối dùng để làm bánh là loại chuối Thái được bào mỏng và nhúng vào hỗn hợp gồm sữa dừa, bột mì, đường, muối, dừa khô và đem chiên vàng rộm.


Món chuối chiên được phủ lớp nước cốt dừa trắng beo béo ngòn ngọt, khi ăn thơm dẻo lại có cả mùi vừng rang thơm phức đã hớp hồn biết bao du khách.

                                                                                                                                          Theo Afamily

BÁNH XÈO PHAN THIẾT

BÁNH XÈO PHAN THIẾT

BÁNH XÈO

Trong cả nước, có nhiều nơi đúc bánh xèo, tùy theo điều kiện ở địa phương mà chiếc bánh xèo mỗi nơi mỗi khác, ở miền Nam có món bánh xèo bông điên điển, những góc phố TP.HCM có món bánh xèo chảo ăn với cải bẹ xanh, về miền Tây thì có dạng bánh xèo miền tây, ra miền trung, đến với Bình Thuận, nơi đây cũng có một dạng bánh xèo rất ngon và nổi tiếng không thua gì bánh xèo ở miền Nam và miền Tây.



So với các tỉnh miền Trung, thì thành phố Phan Thiết có cách chế biến món ăn rất lạ, đơn giản tùy theo thực phẩm có sẵn.. Thành phố biển giàu tôm cá đã đưa ngay chính những thứ mình khai thác được vào món ăn, chiếc bánh xèo cũng được chế biến theo cách đó.

Lò đúc bánh xèo ở Phan Thiết giống như lò bánh căn bằng đất nung, trên lò là các khuôn đất nung không lớn lắm. Chính khuôn đất nung làm cho chiếc bánh chín giòn, ngon. Nguyên liệu bột là một sự pha trộn khéo léo của chính mỗi quán gồm bột gạo, đậu xanh, có nơi cho nuớc cốt dừa vào, thêm màu bằng bột nghệ, cũng có người nói là cho cả bia vào trong bột đúc. Nhân bánh là tổng hợp các loại hải sản biển có ở Phan Thiết. Chiếc bánh xèo Phan Thiết làm khá công phu trong khâu chế biến, bởi trong chiếc bánh nhỏ đó có đủ con tôm, con mực, mỡ, thịt heo ba chỉ, phía trên là những cọng giá nõn nà, trong chiếc bánh lại gợn xanh những cọng hành lá. Thịt đúc bánh thường được ướp gia vị trước, xào sơ qua rồi mới đưa vào bánh sau khi bột chín, đậy lại. Bỏ thêm ít giá hoặc vào mùa bông điên điển lại dày công đặt mua từ miền Nam đem về. Con tôm làm bánh phải là tôm sú bánh mới ngon.



Khuôn bánh thường sử dụng bằng đất nung

Nước chấm tạo cho chiếc bánh ngon là loại nước chấm được chế biến theo bí quyết của mỗi quán để cho khách nhớ mà tìm tới. Có người nói, có thể do nước mắm Phan Thiết vốn đã nức tiếng khắp nơi, cho nên người Phan Thiết cũng là những người có đầy kinh nghiệm dùng nước mắm quê mình tạo ra món nước chấm ru lòng du khách. Nước chấm bánh xèo có đậu phộng giã nhỏ, pha đường, nước mắm Phan Thiết và chút bột mì cho hơi quánh và không thể thiếu ớt, cà chua.


Nước chấm là một phần không thể thiếu trong món bánh xèo

Chiếc bánh xèo Phan Thiết thường được ăn bằng cách thả chiếc bánh vừa vớt ra còn nóng vào trong chén nước chấm, rồi thêm rau húng, dấp cá, quế… kèm thêm trái ớt tươi. Gắp một chiếc bánh xèo cho vào bát, nhặt vài cọng rau quế, xà lách, húng lủi rồi chan nước chấm cho ngập bánh. Vị đậm đà của bánh xèo ở vùng duyên hải Nam Trung bộ đầy nắng gió sẽ khiến ta nhớ mãi.

Nước Mắm Tứ Tuyệt ( 40 oN)300ml/Th6chai

Tứ Tuyệt ( 40 oN)



Mã sản phẩm:Thủy Tinh
Nguyên liệu:Cá Cơm
Dung lượng:300 ml
Tên sản phẩm:Tứ Tuyệt 300ml
Số lượng:
Giá tiền:
Mô tả:
NƯỚC MẮM 40 ĐẠM
Với nhãn hiệu  TỨ TUYỆT
 Nguyên liệu chính gồm :
Nguyên liệu làm bằng cá và muối  :
   là lọai cá cơm sọc than lớn , tươi
Muối : là lọai muối sạch , trắng có hàm lượng NaCl > 90 %
Công Ty không sử dụng các lọai cá tạp khác để chế biến nước mắm 40 đạm, chỉ sử dụng lọai cá cơm, tạo cho sản phẩm có màu đỏ đẹp, mùi thơm đặc trưng.
Dụng cụ chế biến nước mắm gồm những thùng gỗ, bể, mái, lu sành…, có nắp đậy, tránh bụi, ruồi nhặng. Sau thời gian > 12 tháng, mắm đã được ủ chín, hàm lượng Protid đã được phân giải hòan tòan thành Đạm Amin, thì tiến hành kéo rút. Nước mắm được nhỉ từng giọt từng giọt, sóng sánh, màu vàng rơm , qua hệ thống lắng lọc 3 lần , mới tiến hành đóng chai.
Sản phẩm nước mắm 40 đạm của Công Ty có ưu thế hơn dựa vào :
- Chất lượng đảm bảo theo TCVN- 1993, theo Chứng Nhận Tiêu Chuẩn Sản Phẩm Số 62/2007/YTBTh- CNTC của Sở Y Tế Bình Thuận
- Chất lượng nước mắm đảm bảo đúng hàm lượng ghi trên nhãn , là sản phẩm thật.
- Đảm bảo an tòan vệ sinh thực phẩm, không có hóa chất bảo quản , không có ure gây hại
- Thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa, kiểu dáng công nghiệp đã được đăng ký độc quyền tại Cục Sở Hữu Trí Tuệ
* Đây là sản phẩm sản xuất theo quy trình tự nhiên, với số lượng không nhiều vì rất khó tạo ra sản phẩm nước mắm 40 0 N. Vì vậy có thể nói đây là sản phẩm độc đáo đại diện cho tinh túy của nước mắm Phan Thiết nói riêng và Việt Nam nói chung. Có thể nói đây là niềm tự hào của nước mắm hiệu “Con cá Vàng”  mang nhãn hiệu “TỨ TUYỆT”, nó mang đến cho người tiêu dùng giá trị đích thực của một sản phẩm nước mắm truyền thống, đồng thời cũng mang lại một giá trị dinh dưỡng rất cao cho người tiêu dùng, nhất là đối với trẻ em trong những bữa ăn hàng ngày
 Cách sử dụng :
- Nước mắm cốt 40 đạm được dùng để chấm với thịt, cá, rau
- Được dùng để ăn sống , không dùng trong nấu nướng ( qua nhiệt )
Cách bảo quản :
- Nước mắm chứa trong chai, khi sử dụng xong phải đậy nắp kín
- Nước mắm muốn được bảo quản lâu, dụng cụ chứa bằng chai thủy tinh là tốt nhất

Nước mắm Phan Thiết được người tiêu dùng ưa chuộng

Nước mắm Phan Thiết được người tiêu dùng ưa chuộng


Hội thảo khoa học “Nâng cao chất lượng sản xuất nước mắm Phan Thiết,” diễn ra ngày 23/5, tại thành phố Phan Thiết do Liên hiệp Hội Khoa học kỹ thuật tỉnh Bình Thuận phối hợp với Hiệp hội nước mắm Phan Thiết tổ chức.


Tại hội thảo, các đại biểu thảo luận và đưa ra nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của thương hiệu nước mắm Phan Thiết như nâng cấp cở sở hạ tầng sản xuất; giám sát chặt chẽ quy trình sản xuất; tăng cường thanh kiểm tra các khu chế biến, xây dựng các biện pháp chế tài nghiêm khắc đối với các trường hợp vi phạm.

Bên cạnh đó, Hiệp hội cần hỗ trợ, hướng dẫn kỹ thuật để các đơn vị sản xuất đạt điều kiện an toàn thực phẩm, áp dụng các quy trình tiến bộ hướng đến chứng nhận chỉ dẫn địa lý. Để quảng bá và phát triển sản phẩm chủ lực này, cần xây dựng khu chợ bán sản phẩm nước mắm; liên kết với hiệp hội du lịch để quảng bá thương hiệu đến với du khách.

Hội thảo cũng quan tâm đến vấn đề về môi trường trong sản xuất nước mắm. Phần lớn các cơ sở sản xuất hiện nay còn thủ công, hạ tầng cơ sở thiếu tập trung, không đồng bộ…

Nước mắm là một trong những sản phẩm chủ lực của Bình Thuận, có mặt ở hầu hết thị trường trong nước và đang từng bước tiến tới xuất khẩu. Hiện, toàn tỉnh có hơn 200 cơ sở sản xuất nước mắm; trong đó có 43 tổ chức, cá nhân được cấp quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý. Bình quân, Bình Thuận sản xuất khoảng 10 triệu lít nước mắm/năm.

Tuy nhiên, một số cơ sở sản xuất vì lợi nhuận đã chế biến nước mắm không đúng tiêu chuẩn; sử dụng phụ gia, đường hóa học, pha đấu nhiều loại nước mắm khác nhau làm cho nước mắm có độ đạm thấp. Năm 2011, trong các đợt thanh kiểm tra định kỳ, số lượng các cơ sở sản xuất đạt chất lượng đạt 90%.

Tuy nhiên trong một đợt giám sát ngẫu nhiên của Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng với Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng thì kết quả hoàn toàn trái ngược. Trong đó 31/40 mẫu của 46 cơ sở không đạt về hàm lượng đạm toàn phần và muối theo công bố trên nhãn, 38/40 mẫu có hàm lượng histamine (chất gây dị ứng, ngộ độc) vượt quá giới hạn cho phép./.

Nước mắm Phan Thiết Mũi Né

Nước mắm Phan Thiết
Trên mâm cơm của các gia đình người Việt hay trong các nhà hàng , quán ăn ở Việt Nam bao giờ cũng có chén nước mắm. Đã có những thương hiệu nước mắm nổi tiếng như : nước mắm Nha Trang, nước mắm Phú Quốc….nhưng ai đã 1 lần đến Bình Thuận, không thể không nhớ hương vị nồng nàn , thơm tho của nước mắm Phan Thiết. Sử dụng nguyên liệu là những con cá cơm nhỏ nhắn, tươi nguyên, những người làm nước mắm đã ủ mắm trong lu khạp và đem phơi ở ngoài trời. Có lẻ nhờ cái nắng , cái gió của xứ này đã mang lại hương vị thơm ngon đậm đà của nước mắm Phan Thiết nổi danh cả trăm năm nay .
Nghề sản xuất, chế biến nước mắm tại Phan Thiết đã hình thành cách đây hơn 200 năm. Vào cuối thế kỷ 17, đạo quân do Nguyễn Hữu Cảnh tiến sâu vào đất Phương Nam, nhiều ngư dân ở các tỉnh miệt ngoài gồm Nam, Ngãi, Bình, Phú (Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên) đã kéo cả gia đình vượt biển lần lượt đổ bộ lên vùng đất mới Phan Thiết, mong tìm kiếm chốn an cư lạc nghiệp.
Với trí thuận lợi cho nghề cá, Phan Thiết đã thu hút đông đảo ngư dân đến đây để làm nghề biển. Mới đầu họ đến dựng lều tạm, lều chòi làm ăn sinh sống dọc theo sông, bãi biển.
Về sau, ăn nên làm ra họ xây dựng nhà cửa kiên cố và cùng nhau góp vốn xây Dinh, Vạn, Lăng (một kiến trúc dân gian thờ thần cá voi). Đình làng Vạn Thuỷ Tú ở Phường Đức Thắng được lập vào năm 1762 là ngôi Vạn có niên hiệu sớm nhất ở Phan Thiết, chứng tỏ ngư dân từ các nơi đến Phan Thiết làm nghề biển sớm hơn một số nơi khác.
Ban đầu, do ngư dân đánh bắt cá nhiều không tiêu thụ hết nên chuyển qua muối cá để bảo quản, sau đó họ nghiên cứu, sáng tạo ra phương pháp kéo rút sống lấy nước mắm từ thô sơ đến hoàn chỉnh.
Qua đó, cho thấy nghề sản xuất nước mắm ờ Phan Thiết hình thành cùng lúc với nghề đánh cá. Lúc đầu các ngư dân chủ yếu dùng chum, vại, mái để muối chượp sau đó dùng thùng gỗ có sức chứa lớn.
Nghề nước mắm Phan Thiết phát triển nhất là từ khi làm được các thùng gỗ lớn có sức chứa từ 5-10 tấn cá.
Theo “Địa chí Bình Thuận” từ cuối thế kỷ 19 đến năm 1930, nghề sản xuất nước mắm đã sớm trở thành một ngành công nghiệp độc đáo so với cả nước vừa là công nghiệp độc nhất trong nền kinh tế địa phương.
Năm 1904, Công sứ Pháp ở Bình Thuận đã đánh giá Phan Thiết là một trung tâm quan trọng nhất của Trung Kỳ về khuếch trương thương mại và công nghiệp chế biến nước mắm.
Tổ chức sản xuất nước mắm có quy mô lớn đầu tiên tại Phan Thiết là Liên Thành Thương Quán (sau là công ty Liên Thành) do các nhà nho yêu nước trong phong trào Duy Tân sáng lập từ năm 1906 hướng theo mục đích kinh doanh chấn hưng kinh tế, phát triển nhiều cơ sở sản xuất nước mắm và tập hợp một số hội viên cổ đông là Tư sản, Hàm hộ Phú Hải, Phan Thiết.
Phương pháp chế biến nước mắm theo phương pháp cổ truyền là phương pháp gài nén, dụng cụ chủ yếu là thùng gỗ (bằng lăng...) và mái vú (bằng sành), cá được náo đảo liên tục đến khi chượp (tức là muối) chín tiến hành kéo rút liên hoàn.
Thời gian chượp chín từ 8-12 tháng....
- Ướp cá : Cá sau khi đánh bắt được đưa vào bờ, đào trộn muối và đưa vào thùng chứa ngay trong ngày và để ổn định trong suốt quá trình chượp, mỗi thùng chứa ướp 3 lần cá trộn với 1 lần muối. Tổng lượng muối so với cá khoảng 30-35%.
- Cho cá lần thứ nhất: sau khi đắp lù, cho một lớp muối ở dưới, cứ xếp một lớp cá rồi rãi một lớp muối, lần lượt hoặc trộn đều cá với muối ở ngoài rồi cho vào thùng hoặc mái khi nào đầy vun mới thôi. Đậy kín vật chứa hoặc phủ lớp muối mặt để tránh ruồi nhặng
- Cho cá lần 2: sau 2-6 ngày rút kiệt nước bồi, cá hạ xuống tiếp tục cho thêm cá và muối giống cách trên cho đến lúc đầy vun ngọn rồi nén chặt và rút nước bổi thừa ra. Nước bồi thừa nhập chung nước bồi lần 1 rồi để riêng một chỗ. Bên trên phủ một lớp muối mặt.
- Cho cá lần 3: trước khi cho cá và muối phải rút hết nước bổi trong thùng và thực hiện như các lần trước.
- Tiến hành gài nén.
Nước mắm Phan Thiết được sản xuất từ các loại cá nổi, đặc biệt là hai loại cá cơm trắng, cá cơm than và cá nục.
Đóng gói thành phẩm

Cá thu chiên sốt nước mắm tỏi ớt

 Cá thu chiên sốt nước mắm tỏi ớt

Cá thu chế biến được nhiều món ngon, thịt cá ngọt, với cách chiên cá thông thường và chấm với nước mắm, bạn có thể biến đổi khác đi một chút sẽ có món cá chiên rất lạ miệng và đưa cơm.





Nguyên liệu:

  • 1 lát cá thu lớn
  • 1 thìa canh bột năng 
  •  Nước mắm, ớt, tỏi, đường và ớt bột
  •  Dầu ăn, dưa leo ăn kèm.
Cách làm:

  •  Cá thu rửa sạch, để lên rổ cho ráo nước, ướp vào lát cá nửa thìa nhỏ muối.
  •  Lăn cá qua bột năng để khi chiên không bị bắn dầu ăn.
  •  Đun nóng chảo, đổ dầu ăn vào, rán cá vàng đều hai mặt. Cá vàng, vớt ra dĩa có lót giấy thấm dầu ăn.
  •  Tỏi, ớt giã nhuyễn, pha hai thìa canh nước mắm, hai thìa canh đường, ba thìa canh nước lọc, khuấy cho tan đường, đổ tỏi và ớt đã giã nhuyễn vào bát nước mắm.
  •  Đun nóng dầu ăn, đổ bát nước mắm vào chảo, đun khoảng 2 phút đến khi hỗn hợp nước mắm hơi sền sệt, bạn cho ớt bột vào.
  •  Sau cùng cho cá vào đảo đều, đậy kín nắp khoảng 5 phút, để cá thấm gia vị. Tắt bếp múc ra đĩa, dùng kèm với dưa leo và cơm trắng.

Lan man...Nước mắm!

Lan man...Nước mắm!

 - Bạn ở Phan Thiết chạy xe cả đêm ra Đà Nẵng tặng cho mấy chai nước mắm. Đúng là bạn biết rõ cái thú vui cỏn con của bạn - sưu tầm nước mắm. Người ta người thì chơi đồ cổ, chơi tem, chơi chim, cá, hoa, cây cảnh..., bạn thì chơi nước mắm, chẳng được thanh tao cho lắm, nhưng thôi thì cũng ít nhiều có lợi ích cho bữa cơm gia đình! Nói vậy, chứ qua mường tượng của người chơi, cái thứ xoàng xĩnh rẻ tiền ấy cũng đến là lắm nhân nghĩa, mỗi giọt tiết ra đều tích tụ không biết bao nhiêu là công lao khổ nhọc, không biết bao nhiêu hương vị cuộc đời.
Nước mắm chỉ có một vị thôi, vị mặn, nhưng mà tinh tế đến lạ kỳ. Nước mắm Thanh Hóa, nước mắm Cửa Lò, nước mắm Quảng Bình, nước mắm Nam Ô, nước mắm Phan Thiết, nước mắm Nha Trang, nước mắm Phú Quốc... mỗi thứ đều mang dư vị riêng, hương sắc riêng, như một thứ phương ngữ không lẫn vào đâu được; rồi trong mỗi xứ, cũng là con cá, con tép, cũng là hạt muối đó, nhưng do bàn tay, kinh nghiệm, bí quyết mà mỗi nhà lại cho ra một thứ nước mắm khác nhau; rồi mỗi năm mỗi mùa, sản phẩm của mỗi nhà cũng lại có màu sắc, hương vị khác nhau; rồi khi vui khi buồn mà mỗi người lại chế ra một thứ nước mắm khác nhau... Cứ "cấp số nhân" như thế, nước mắm Việt Nam thật là phong phú, không sao mô tả, thưởng thức hết.
Có người nọ ở Cửa Lò, Nghệ An, đường quan lộ đang thênh thang nhưng đành dừng bước vì cái ước vọng "rất phương Đông", ấy là sinh cho bằng được con trai. Ước nguyện con trai chưa thành thì đã vi phạm chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình, tổ chức làm thủ tục cho ông về vườn. Thế là từ một quan chức, ông trở thành người bán nước mắm đặc sản quê hương! Xưởng nước mắm của ông nức tiếng cả một vùng. Cái vị nó cũng rất lạ, độ đạm cao nên rất ngọt, chan vào cơm nóng chỉ vài giọt thôi cũng thơm nức cả nhà, nhưng càng ăn càng nhận rõ nó có vị chan chát. Nói đùa, bán nước mắm giàu hơn chủ tịch còn gì nữa, ông vặc lại, giàu mà giàu cho riêng mình thì có gì mà sướng? Tâm huyết con người ta thế đó mà chẳng thể vượt qua những vụn vặt trong đời, nghĩ cũng tiếc, cũng chát.
 
 Trong vị mặn của nước mắm có vị mặn của giọt mồ hôi người làm ra nó.
Lại lan man nhớ tới những năm 80 của thế kỷ trước, cái thời khốn khó ngỡ như xa lắm rồi, có một loại nước mắm mà có lẽ sau này không ai còn cơ hội thưởng thức nữa, đó là nước mắm làm từ... lá chuối khô. Người ta lấy lá chuối khô luộc rồi chắt lấy nước, pha thêm vào đó một ít muối, một ít nước mắm thật, thế là xong. Đây là cái trò gian lận của con buôn, nhưng lúc bí, nhiều người cũng phải tự làm giả mà ăn cho nó có cái gọi là. Bây giờ vào siêu thị, nước mắm ê hề chất hàng chất dãy nhãn hiệu nọ kia hoa cả mắt, mấy ai còn nhớ nước mắm lá chuối năm nào?
Nói nước mắm dở thì cũng phải nói nước mắm ngon, cái này dễ gây tranh cãi nhất, bởi khẩu vị mỗi nơi mỗi người mỗi khác. Nhưng mà tuyệt đỉnh hương vị của nước mắm không thể không kể đến loại nước mắm tiết ra từ mắm ruốc. Cái này thì các bà bán mắm ruốc ở chợ rành hơn ai cả. Mỗi thau, mỗi lu ruốc, các bà ấy chỉ cần nhẹ nhàng khoét một cái lỗ trũng chừng bằng cái bát ăn cơm. Để chừng vài tiếng, ngay cái lỗ trũng ấy tiết ra một thứ nước mắm màu hổ phách vô cùng đậm đặc, thơm ngon không sao tả hết. Nước mắm loại này, chấm thứ gì cũng ngon, đến cả cơm nguội cũng ngon đáo để.
Cũng giống như con người, nước mắm có tính cách riêng! Có thứ thì ngon ngọt, nếm thử là thích ngay. Có thứ thì thoang thoảng cao xa, gần mãi nhưng không thân được. Có thứ thì gay gắt, mới gặp đã sốc nhưng càng gần càng hiểu, càng quý mến. Có thứ thì dịu dàng lôi cuốn, gần không được mà dứt cũng không xong. Có thứ thì quê mùa dễ dãi, chấm với gì cũng được, để đâu cũng được. Có thứ thì bóng bẩy kiêu sa, kén chọn từng loại đồ ăn, kén chọn cả cách nấu, cách pha, cả đến nơi đặt... Cũng như thân phận con người, nước mắm có lúc thăng hoa, có khi lận đận, vinh nhục khó lường. Khi còn trong chai, trong bát thì bao kẻ tấm tắc ngợi khen, nhỡ khi đổ vỡ thì bị hắt hủi, lời khen mới đó giờ đã là tiếng chê, tiếng trách, sự vồn vã mới đó giờ biến thành lạnh nhạt thờ ơ, đem khăn lau vội như chẳng hề biết nhau!
Ông Lỗ Tấn ở bên Trung Quốc hận vì đời người ngắn ngủi không thể đủ thời gian đọc hết sách hay đời cổ. Ngẫm vẩn vơ đến thú chơi nước mắm cũng có điều liên tưởng, ấy là chẳng đủ điều kiện để cảm thụ hết mọi thứ hương vị diệu kỳ của nước mắm ở trong đời. Ngẫm cho cùng, tất thảy đều là sự nhỏ bé của mỗi con người trước kỳ công sáng tạo của cộng đồng nhân loại cả mà thôi!
Tạp bút: Nguyễn Lê
Theo CA Đà Nẵng